Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Google search engine
Hometội phạmCập nhật mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất theo quy...

Cập nhật mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất theo quy định pháp luật

Khi nghi ngờ hoặc phát hiện đối tượng có khả năng gây nguy hiểm hay đang tiến hành những hành vi phạm tội. Chúng ta có thể tổ giác tội phạm cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. Trong việc tố giác tội phạm chúng ta có thể phải sử dụng đến các mẫu đơn về nội dung tố giác, hiện nay có mẫu đơn tố giác được quy định trong luật nhằm phục vụ nhu cầu tiếp nhận ý kiến và điều tra của người tố giác. Hôm nay chúng ta sẽ cùng luật hình sự tìm hiểu về nội dung này.

mẫu đơn tố giác tội phạm
mẫu đơn tố giác tội phạm

Quyền và nghĩa vụ tố giác tội phạm

Tố giác tội phạm là hành vi mà một người trình báo sự việc cho cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền về việc phát hiện một người (hoặc một nhóm người, tổ chức) đang, đã hoặc chuẩn bị tiến hành thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự của mình.

Theo quy định cụ thể được nêu rõ tại Điều 25 của Bộ luật tố tụng hình sự, các tổ chức, công dân đều có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, tố cáo các hành vi phạm tội. Người nào có âm mưu, mục đích che giấu tội phạm hoặc cố ý không tố giác tội phạm, tùy theo mức độ khác nhau có thể sẽ bị truy cứu các trách nhiệm hình sự. Vì thế bạn có quyền tố giác tội phạm với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngay cả khi tội phạm đã tiến hành gây án và sự việc đó đã xảy ra từ lâu.

Tuy nhiên, bên cạnh đó thì pháp luật hình sự cũng sẽ có các quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là thời hạn được quy định do Bộ luật hình sự đưa ra mà khi hết thời hạn đó, người phạm tội sẽ không bị truy cứu các trách nhiệm hình sự nữa. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể trong bộ luật hình sự như sau: 5 năm với trường hợp là các tội phạm có tính chất ít nghiêm trọng; 10 năm đối với các trường hợp tội phạm có tính chất nghiêm trọng; 15 năm đối với các tội phạm mang tính chất rất nghiêm trọng và cuối cùng là 20 năm đối với các tội phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng.

Đối với khung thời gian trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, ta sẽ tính bắt đầu từ ngày mà tội phạm được thực hiện. Vì thế, nếu tội phạm đã thực hiện các hành vi gây án từ rất lâu, khi hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự thì những người phạm tội được xét đến trường hợp có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bộ luật Hình sự Việt Nam không có các quy định rõ ràng về giới hạn đối với độ tuổi công dân được thực hiện quyền tố giác tội phạm. Nhà nước luôn khuyến khích mọi người tự do thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đối với trường hợp người chưa đủ độ tuổi thành niên phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật cần tiến hành báo ngay cho bậc cha mẹ, thầy cô giáo, người có trách nhiệm hoặc những người lớn tuổi để có thể nhờ những người này giúp đỡ trong việc tiến hành tố giác các tội phạm trước cơ quan có thẩm quyền.

Nơi tố giác tội phạm

 Khi chúng ta đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp để thực hiện quyền tố giác, báo tin liên đến tội phạm, kiến nghị việc khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hay cơ quan có thẩm quyền được giao các nhiệm vụ về việc tiến hành một số hoạt động điều tra nằm trong thẩm quyền chức năng quy định tại khoản 2 Điều 145 thuộc Bộ luật này, phải tiến hành lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận thông tin tố giác; có thể tiến hành bằng việc ghi âm hoặc ghi hình có chứa cả âm thanh việc tiếp nhận để phục vụ việc điều tra.

+ Đối với các trường hợp về tố giác, tin báo liên quan đến tội phạm hay kiến nghị khởi tố tới các cơ quan có thẩm quyền thông qua việc gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ điện thoại hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng khác thì ghi vào sổ tiếp nhận thông tin.

– Có thể đến Công an phường, nơi thị trấn, hoặc Đồn Công an có trách nhiệm trong việc tiếp nhận các tố giác, tin báo về tội phạm, sau đó thì lập biên bản tiếp nhận, tiến hành việc kiểm tra, xác minh thông tin sơ bộ và bắt đầu chuyển ngay tố giác, tin báo liên quan đến tội phạm kèm theo đó là tài liệu, đồ vật, vật chững có liên quan đến cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.

+ Đối với Công an xã thì có trách nhiệm tiếp nhận đơn tố giác, tin báo về tội phạm, sau đó lập biên bản tiếp nhận, tiến hành lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay các đơn tố giác, tin báo về tội phạm cùng kèm theo các tài liệu, đồ vật, vật chứng có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết thông tin tố giác.

+ Khi đến Các cơ quan, tổ chức khác, sau khi họ nhận được tố giác, tin báo về bất kì nội dung có liên quan đến tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra, tổ chức có thẩm quyền xử lí và giải quyết. Trường hợp khẩn cấp thì mọi người có thể báo tin trực tiếp qua các số điện thoại hoặc hình thức khác cho các Cơ quan điều tra nắm rõ nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản hay đơn tố giác.

Khi biết tội phạm mà không tiến hành thông báo cho các cơ quan điều tra có thẩm quyền, bạn có thể bị xem xét liên quan đến vấn đề về tội không tố giác tội phạm và bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất

đơn tố giác tội phạm
Đơn tố giác tội phạm mới nhất

Quy trình xử lí đơn tố giác tội phạm

Tiến hành xác minh, làm rõ các nhân thân, thông tin của người bị tố giác, bị hại và những người có liên quan đến việc tố giác tội phạm; phát hiện, rồi tạm giữ và bảo quản các tài liệu, đồ vật, vật chứng có liên quan đến các hành vi có dấu hiệu hoặc nghi ngờ có dấu hiệu tội phạm và chuyển đơn, thông tin tố giác, tin báo về tội phạm cùng các tài liệu kèm theo có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ bắt đầu tiếp nhận; đối với các nơi như xã ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo, điều kiện đi lại khó khăn và khó tiếp cận thì có thể lùi thời hạn chuyển tố giác, tin báo liên quan đến tội phạm không quá 48 giờ kể từ khi bắt đầu tiến hành tiếp nhận.

Trạm Công an khi tiến hành tiếp nhận đơn tố giác, tin báo về tội phạm có liên quan thì lập tức thực hiện việc biên bản tiếp nhận thông tin và chuyển ngay tố giác, tin báo có liên quan về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật, vật chứng có liên quan cho các cơ quan điều tra, tổ chức có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn.

Trong trường hợp khẩn cấp, cấp bách, cần ngăn chặn ngay các hành động nguy hiểm của tội phạm hoặc cần tiến hành khám nghiệm hiện trường xảy ra sự việc, khám xét hoặc thực hiện việc trưng cầu giám định ngay thì Công an cấp xã, phường, thị trấn, đồn Công an, trạm Công an phải báo ngay sự việc đến cho cơ quan điều tra có thẩm quyền bằng các hình thức liên lạc nhanh nhất và thực hiện nhanh, gấp rút các biện pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng theo quy định của Thông tư liên tịch này.

Tiến hành phối hợp Cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp huyện chủ trì với Viện Kiểm sát Nhân dân cấp huyện thực hiện hướng dẫn, kiểm tra quá trình thực hiện các hoạt động kiểm tra, xác minh thông tin sơ bộ việc tố giác, tin báo về tội phạm của Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an nơi đó.

Các bước rút đơn tố giác tội phạm

Để tiến hành việc rút đơn khởi tố, tố giác tội phạm theo yêu cầu thì bạn cần thực hiện các thủ tục sau:

  • Chúng ta làm đơn yêu cầu việc rút đơn tố cáo tội phạm (đơn tố cáo tội phạm của người bị hại chính là mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án) đến cơ quan chức năng, tổ chức có thẩm quyền (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân) nơi tiến hành khởi tố vụ án.
  • Chuẩn bị các giấy tờ tùy thân cần thiết đối với người bị hại, các giấy tờ chứng minh là người đại diện theo quy định của pháp luật về bị hại.
  • Sau đó ta cần chứng minh được việc rút đơn của bị hại là tự nguyên, không bị ai ép buộc, cưỡng chế.

Trên đây là những thông tin cần thiết để bạn có thể nắm vững về việc viết và gửi đơn tố giác tội phạm, kèm theo đó là các quy trình cụ thể của việc viết và rút đơn nếu có mong muốn thực hiện.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments