Thứ Tư, Tháng Mười Hai 6, 2023
Google search engine
Hometố tụng hình sựPháp luật tố tụng hình sự quy định như thế nào về...

Pháp luật tố tụng hình sự quy định như thế nào về đối chất

Đối chất trong hình sự là một trong số các hoạt động điều tra trong giải quyết vụ án hình sự được Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể tại Điều 189 khi có căn cứ nhất định. Bài viết sau đây, Luật hình sự sẽ phân tích và làm rõ quy định của pháp luật tố tụng hình sự về đối chất.

đối chất trong hình sự
Biện pháp đối chất trong hình sự

Thế nào là đối chất

Theo pháp luật tố tụng hình sự, đối chất là biện pháp điều tra tố tụng được tiến hành bằng cách tiến hành hỏi hay hoặc nhiều người cùng một lúc về cùng một vấn đề mà có liên quan đến vụ án hình sự từ đó nhằm làm rõ những mâu thuẫn trong các lời khai của họ.

Trường hợp nào cần đối chất

– Đối với trường hợp Điều tra viên tiến hành đối chất thì cần đối chất khi có mâu thuẫn trong các lời khai giữa hai người hoặc nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra tố tụng khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn.

– Cần đối chất khi đã yêu cầu đối chất mà ĐTV không thực hiện việc đối chất hoặc kết quả đối chất chưa rõ hoặc sau khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát đã nhận được hồ sơ vụ án, nếu thấy có mâu thuẫn trong các lời khai của những người tham gia tố tụng hoặc trường hợp cần thiết thì KSV có thể tiến hành đối chất.

Quy định pháp luật về đối chất trong hình sự

Đối chất trong hình sự là một trong số các hoạt động điều tra trong giải quyết vụ án hình sự được Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể tại Điều 189 về căn cứ, trình tự, thủ tục đối chất và sự tham gia của Kiểm sát viên khi tiến hành đối chất. Nội dung của quy định về đối chất trong hình sự như sau:

          “Điều 189 Đối chất

1. Trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đối chất. Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản đối chất.

2. Nếu có người làm chứng hoặc bị hại tham gia thì trước khi đối chất Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

3. Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Sau khi nghe đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.

Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản.

Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ.

4. Biên bản đối chất được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.5. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất. Việc đối chất được tiến hành theo quy định tại Điều này”.

đối chất trong hình sự
Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về đối chất

Những điểm cần lưu ý khi tiến hành đối chất

Mặc dù nội dung của hoạt động đối chất trong hình sự đã được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nhưng khi tiến hành đối chất, cần lưu ý những điểm sau:

          Đối chất chỉ được tiến hành khi đã áp dụng biện pháp điều tra khác mà chưa giải quyết được nội dung mâu thuẫn hoặc cần xác minh, thu thập trong lời khai. Những người có thể cần phải đối chất là bị can với bị can, bị can với người bị tạm giữ hay bị can với bị hại hoặc bị can với người làm chứng…

          Về sự có mặt của Kiểm sát viên trong hoạt động đối chất, trước khi tiến hành hoạt động đối chất trong hình sự, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để kịp thời cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất trong hình sự. Nếu Kiểm sát viên mà vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản đối chất. Đây  là một nội dung quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

          Về chủ thể tiến hành đối chất, có thể là Điều tra viên có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự hoặc Kiểm sát viên trong trường hợp cần thiết tiến hành theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

          Về thủ tục đối chất cần phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật tại Điều 189. Sau khi kết thúc đối chất thì chủ thể tiến hành đối chất phải lập biên bản đối chất theo quy định tại Điều 178 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Việc đối chất có thể được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

          Trên đây là những thông tin tư vấn về quy định của pháp luật tố tụng hình sự về đối chất trong hình sự mà bạn cần biết. Nếu các bạn có bất cứ những thắc mắc nào thì đừng quên liên hệ ngay cho Luật hình sự để được giải đáp kịp thời nhé./

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments