Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Google search engine
Hometội phạmDấu hiệu tội phạm là gì? Các dấu hiệu cơ bản của...

Dấu hiệu tội phạm là gì? Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm

Đối với các hành động hay vụ án do những tên tội phạm gây ra, chúng đều để lại những dấu hiệu tội phạm tại hiện trường sự việc, hay những nơi có chứa các thông tin về đối tượng gây án như nhà riêng, cơ quan, địa điểm thường xuất hiện. Và dựa vào những dấu hiệu này, lực lượng chức năng cùng các cơ quan có chuyên môn nghiệp vụ sẽ điều tra ra và bắt giữ những tên tội phạm này. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng với luật hình sự tìm hiểu về dấu hiệu tội phạm là gì và những dấu hiệu cơ bản mà tội phạm để lại.

dấu hiệu tội phạm và những thông tin cần biết
dấu hiệu tội phạm và những thông tin cần biết

Tội phạm là gì

Tội phạm là một định nghĩa Khái niệm dùng để chỉ các hành vi hay hành động nguy hiểm cho xã hội đã được quy định rõ ràng trong bộ luật hình sự, các hành động này do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại tiến hành thực hiện một cách cố ý, cố tình hay vô ý, vô tình, xâm phạm đến độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm đến các thành phần kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, xâm phạm đến các chế độ chính trị, các lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm đến các quyền về con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm đến nhiều lĩnh vực khác của trật tự xã hội chủ nghĩa mà theo như các quy định được nêu rõ trong bộ luật hình sự phải bị xử lý hình sự.

Những hành vi ban đầu khi có các dấu hiệu của tội phạm hay chuẩn bị phạm tội, nhưng xét về tính chất nguy hiểm xã hội là không đáng kể, vì thế sẽ không phải là tội phạm và có thể được xử lý bằng các biện pháp khác.

Dấu hiệu phạm tội

dấu hiệu phạm tội
dấu hiệu phạm tội

Theo luật Hình sự Việt Nam được ban hành vào năm 2015 và sửa đổi bổ sung 2017, hành vi được coi là tội phạm khi có 4 dấu hiệu tội phạm sau:

Khi gây nguy hiểm cho xã hội.

Là hành vi có lỗi.

Hành vi được quy định định trong luật hình sự.

Và người phạm tội phải chịu hình phạt.

Xét 4 dấu hiệu trên, ta có thể thấy dấu hiệu thứ nhất và dấu hiệu thứ hai là những dấu hiệu xét về phương diện nội dung và cùng quy định. Dấu hiệu thứ ba là dấu hiệu về hình thức pháp lý.

Nêu ra 3 dấu hiệu này quy định đến dấu hiệu thứ tư chính là dấu hiệu hậu quả của pháp lý, bên cạnh quan điểm có tính phổ biến thì chúng ta còn có quan điểm thứ hai cho rằng tội phạm chỉ xét đến 3 dấu hiệu và quan điểm thứ ba cho rằng tội phạm sẽ có 5 dấu hiệu.

Theo quan điểm thứ hai và quan điểm thứ ba thì tính chịu hình phạt chỉ là thuộc tính đơn giản bên ngoài của người phạm tội nên chúng ta không được coi đó là một dấu hiệu tội phạm, quan điểm thứ 3 cho rằng tội phạm còn có hai dấu hiệu khác chứng minh rất rõ đó chính là dấu hiệu người thực hiện phải có năng lực trách nhiệm hình sự và người tội phạm phải đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với hình thức phạm tội của mình.

Căn cứ xác định dấu hiệu phạm tội

Để biết được tên tội phạm đó là người gây ra các vụ án và hành vi phạm tội, thì chúng ta cần Căn cứ vào các dấu hiệu tội phạm để lại, để từ đó biết được nên xem xét và căn cứ vào các quy định cụ thể được nêu lên trong bộ luật hình sự, từ đó ta có thể dễ dàng áp dụng khung hình phạt lên đối tượng tội phạm.

Việc xác định dấu hiệu tội phạm cần dựa trên các căn cứ chính xác cụ thể:

Các hình thức tố giác của cá nhân.

Các tin tức từ những cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến tội phạm.

Các tin tức trên những phương tiện truyền thông đại chúng.

Các kiến nghị và khởi tố của cơ quan nhà nước.

Những cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét tố tụng trực tiếp khi phát hiện dấu hiệu tội phạm.

Người phạm tội đứng ra tự thú và chấp nhận hình phạt pháp luật.

Ví dụ về dấu hiệu phạm tội

Chúng ta có thể Căn cứ vào các dấu hiệu của tội phạm để xác định người phạm tội có bị ràng buộc với các quy định của cơ quan pháp lý hay không. Trước tiên tội phạm được biểu hiện ở những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

ví dụ hành vi liên quan đến việc cướp giật tài sản của người đi đường, các hành vi về chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp, chủ đích chủ mưu hay các hành vi tham ô của các cơ quan quan chức nhà nước,..

Ví dụ cụ thể như một công ty hay doanh nghiệp không nộp thuế đã gây nên thất thoát hàng tỷ đồng tiền thuế đối với nhà nước và chắc chắn công ty hay doanh nghiệp này sẽ bị xử phạt hình sự về hành vi này.

Trên đây là những dấu hiệu phạm tội và khái niệm tội phạm để chúng ta có thể hiểu thêm về vấn đề này. Từ đó, mọi người có thể tránh xa những dấu hiệu có liên quan đến tội phạm và việc phạm tội, góp phần cũng cố và xây dựng an toàn, trật tự xã hội.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments