Ngày càng có nhiều trẻ em và phụ nữ bị xâm hại tình dục nhưng không biết cách tự bảo vệ bản thân, chống trả lại người phạm tội. trước những nguy cơ tiềm tàng về lâu dài, việc trang bị cho mình nguồn kiến thức căn bản về luật pháp là điều cần thiết. Vì thế, hiểu luật cũng là một cách giúp bạn bảo vệ bản thân trước những tên tội phạm gian xảo. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Luật hình sự đi tìm hiểu thế nào là cưỡng dâm? Quy định pháp luật về cưỡng dâm và những điều gì cần lưu ý nhé.
Khái niệm cưỡng dâm

Cưỡng dâm là hành vi ép buộc người khác phải giao cấu với mình trong điều kiện người đó đang chịu sự tổn thất về tinh thần và không chấp nhận hành vi dâm ô của đối tượng thực hiện hành vi. Cưỡng dâm là hình thức cưỡng ép suy đồi về mặt đạo đức, nhân cách và xâm phạm nghiêm trọng đến quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, nhân phẩm của người bị hại. Việc thực hiện hành vi giao cấu trước sự chống trả của người khác được xem là hành vi dâm ô, cấu thành tội phạm nghiêm trọng trong khung xử lý tội phạm tình dục riêng.
Cơ cấu định tội hành vi cưỡng dâm có đề cập đến việc “khiến” hoặc làm cho người bị hại không có cơ hội tự chủ, phản kháng vẫn cấu thành tội cưỡng dâm. Quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017 nêu rõ, cưỡng dâm là hành vi khống chế, cưỡng đoạt người khác thực hiện hành vi giao cấu trong tình trạng người bị hại hoảng loạn về mặt tinh thần. Cần lưu ý ở đây, cưỡng dâm không làm cho người bị hại mất khả năng nhận thức hành vi mà chỉ khiến họ không còn sức mạnh để phản kháng hoặc bị động nên không thể phản kháng. Họ chỉ bị khống chế về mặt tâm lý “miễn cưỡng” thực hiện giao cấu chứ chưa cấu thành tội phạm hiếp dâm.
Yếu tố cấu thành tội cưỡng dâm

a, Về mặt khách quan
Yếu tố cấu thành tội cưỡng dâm bao gồm một trong các hành vi sau:
- Có hành vi giao cấu với người khác trong tình trạng bản thân không bình ổn về mặt tâm lý, hoảng loạn, lệ thuộc và quẫn bách. Không đồng tình với hành vi giao cấu của chủ thể.
- Người bị hại có mối quan hệ mật thiết, liên quan đến đối tượng gây án có thể là người chăm sóc, nuôi dưỡng, được trợ cấp về mặt tiền bạc hoặc các mối quan hệ xã hội giữa cấp trên với nhân viên, giữa người sử dụng lao động và người lao động.
- Người bị hại bị đưa vào thế khó xử về mặt duy tâm: Cuộc sống, gia đình, công việc và tiền bạc,… Người đó đang gặp khó khăn về tài chính hoặc gia đình có người thân đang cần sự giúp đỡ nhưng bản thân họ không thể chi trả.
- Giao cấu miễn cưỡng với người phạm tội là hình thức quan hệ tình dục không tự nguyện, chỉ thỏa mãn về mặt cần thiết nhưng không đồng thuận về 2 phía của chủ thể. Có thể là do hành vi đe dọa, dùng thủ đoạn để khống chế tâm lý bắt buộc người bị hại giao cấu với chủ thể.
b, Về mặt khách thể
Hành vi cưỡng dâm xâm phạm nghiêm trọng đến tinh thần và sức khỏe của người bị hại, khiến họ bị tổn hại nhân phẩm, danh dự và sống trong nỗi lo sợ về mặt tư tưởng. Nói cách khác, cưỡng dâm là hành động suy thoái đạo đức nặng nề đối với một con người có đầy đủ nhận thức và suy nghĩ, đây không chỉ là hành vi cấu thành tội dâm, cưỡng đoạt mà còn vi phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về mặt danh dự và tính mạng của mọi công dân.
c, Về mặt chủ quan
Người thực hiện hành vi cưỡng dâm phải là người đang có đầy đủ ý thức về mặt tâm lý, đủ để nhận biết hành động của bản thân. Cưỡng đoạt là lỗi “cố ý” của người phạm tội gây nên trong tình trạng nạn nhân hoảng loạn về tư tưởng, đau khổ và quẫn trí.
d, Về mặt chủ thể
Người phạm tội có thể là bất kỳ cá nhân nào có đầy đủ năng lực hình sự và phải có mối quan hệ phụ thuộc với người bị hại, trong vai vế “nắm quyền” đối với nạn nhân hoặc có sự liên hệ nhất định trong việc giải cứu người bi hại ngay tại thời điểm xảy ra hành vi cưỡng dâm.
Hình phạt đối với tội cưỡng dâm

Mức hình phạt của tội phạm cưỡng dâm được chia thành 4 khung hình cụ thể như sau:
- Khung thứ nhất – khoản 1: Phạt người phạm tội từ 1 đến 5 năm theo khung hình phạt của pháp luật hiện hành
- Khung thứ hai – khoản 2: Phạt người phạm tội từ 3 năm đến 10 năm theo khung hình phạt của pháp luật hiện hành
- Khung thứ ba – khoản 3: Phạt người phạm tội từ 10 đến 18 năm theo khung hình phạt của pháp luật hiện hành
- Khung thứ tư – khoản 4: Phạt người bị hại từ 2 năm đến 7 năm theo quy định của pháp luật hiện hành
Ngoài ra tùy theo mức độ phạm tội mà quy định xử thêm hình phạt bổ sung đối với người thực hiện hành vi dâm ô, cưỡng đoạt người khác tùy theo từng trường hợp mà buộc người phạm tội thôi chức vụ (nếu có) tại cơ quan hoặc đảm nhiệm, cấm hành nghề hoặc lao động trong vòng 1 năm đến 5 năm.
Hình phạt đối với tội dâm ô người dưới 16 tuổi

Mức hình phạt đối với tội phạm dâm ô người dưới 16 tuổi được chia thành 3 khung hình cụ thể như sau:
- Khung thứ nhất – khoản 1: Phạt tù tội phạm có hành vi dâm ô từ 06 tháng đến 03 năm (trường hợp có hành vi được mô tả trong khoản 1, Điều 246 Bộ luật Hình sự) như sau:
– Người có hành vi dâm ô với trẻ dưới 16 tuổi không nhằm vào mục đích giao cấu hoặc các hành vi quan hệ tình dục có liên quan.
- Khung thứ hai – khoản 2: Phạt tù tội phạm dâm ô từ 03 năm đến 07 năm (nếu người phạm tội có các hành vi nêu trong khoản 1, Điều 246 Bộ luật Hình sự) trong trường hợp phạm tộ có tổ chức, từ 2 lần trở lên.
- Khung thứ ba – khoản 3: Phạt tù tội phạm dâm ô từ 07 năm đến 12 năm (nếu người phạm tội có các hành vi nêu trong khoản 1, Điều 246 Bộ luật Hình sự) trong trường hợp khiến nạn nhân bị tổn thương về mặt tinh thần và thân thể từ 61% trở lên hoặc tự sát.
Phân biệt giữa tội phạm cưỡng dâm và tội phạm hiếp dâm

a, Tội phạm hiếp dâm
– Hiếp dâm là hành vi của người phạm tội cố ý dùng bộ phận sinh dục của mình để giao cấu với các bộ phận khác trên cơ thể của người bị hại, bất kể nam giới hay nữ giới. Hiếp dâm là hành động có mục đích, ý thức nhận biết cụ thể trong việc thực hiện hành vi (có thể lên kế hoạch từ trước), người phạm tội dùng sức mạnh, vũ khí hoặc làm nạn nhân mất năng lực phản kháng để thực hiện hành vi chiếm đoạt. Người bị hại bị dồn vào bước đường cùng, không có năng lực phản kháng hoặc bị đe dọa bằng hung khí.
b, Tội phạm cưỡng dâm
– Cưỡng dâm là hành vi khống chế, cưỡng ép người khác vào thế bị động, ép buộc đối phương phải thực hiện hành vi giao cấu với chủ thể trong tình trạng người bị hại không tỉnh táo về tâm lý, có sự quẩn bách về mặt tư tưởng và có sự phản khác (bất thành nếu có). Hành vi giao cấu với chủ thể là hành vi nằm ngoài dự tính, không tình nguyện của cá nhân người bị hại trong tình thế bị động.
Cưỡng dâm và hiếp dâm là 2 hành vi hoàn toàn khác nhau, cần phân biệt rõ 2 loại tội phạm này để có cái nhìn đúng đắn về pháp luật và có sự trang bị kiến thức tốt cho bản thân.
Xem thêm tại: Tội hiếp dâm

Trên đây là các nội dung chính của loại tội phạm cưỡng dâm và các quy định của pháp luật về tội phạm cưỡng dâm mà bạn cần lưu ý để bảo vệ bản thân và những người yêu thương. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy theo dõi Luật hình sự thường xuyên để không bỏ lỡ thông tin nào nhé.