Các bạn có biết đến công ước Lahay và ý nghĩa của nó là gì? nếu chưa thì hãy cùng với luật hình sự đến với bài viết dưới đây về nội dung của công ước Lahay 1970 là như thế nào và cùng khám phá những lợi ích và giá trị mà nó mang lại.

Nguồn gốc của công ước Lahay 1970
Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế được thành lập từ năm 1893. Đến năm 1955 Hội nghị La Hay thông qua Hiến chương của Hội nghị và trở thành một tổ chức quốc tế liên chính phủ độc lập. Trụ sở của tổ chức này đặt tại La Hay, Vương quốc Hà Lan. Hiện tại, Hội nghị La Hay có 83 thành viên, trong đó gồm 82 nước và 01 tổ chức quốc tế (Liên minh châu Âu – EU)[2]. Trong Cộng đồng ASEAN, chỉ có Việt Nam, Ma-lai-xi-a và Xinh-ga-po là thành viên của Hội nghị La Hay.
Trong thời gian 125 năm qua, bên cạnh Hiến chương của Hội nghị, Hội nghị đã thông qua được 39 Công ước quốc tế, tập trung vào các chủ đề quan trọng của tư pháp quốc tế: (1) Luật áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (19 Công ước); (2) Thủ tục tố tụng dân sự, tống đạt giấy tờ tư pháp ra nước ngoài, TTCC (TTCC) ở nước ngoài (3 Công ước); (3) Công nhận và cho thi hành quyết định; bản án của tòa án nước ngoài (6 Công ước); Thỏa thuận lựa chọn Tòa án (2 Công ước). Nếu xét trên phương diện hài hóa pháp luật về hôn nhân và gia đình, trẻ em có yếu tố quốc tế thì có tới 12 Công ước được Hội nghị ban hành để điều chỉnh vấn đề này. Ngoài ra, còn có các công ước khác điều chỉnh một số nội dung liên quan đến di chúc, miễn hợp pháp hóa giấy tờ công của nước ngoài… là những công ước hết sức quan trọng, tác động lớn đến quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại và hoạt động của Tòa án nhiều nước.
Tìm hiểu thêm về người làm chứng và vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự
Những nội dung quy định của công ước Lahay 1970
CƯTTCC được ký ngày 18/3/1970 và có hiệu lực từ ngày 7/10/1972.
CƯTTCC thay thế các quy định từ Điều 8 đến Điều 16 của Công ước về tố tụng dân sự năm 1905 (sửa đổi, bổ sung năm 1954).
CƯTTCC có 03 chương với 42 điều. Chương I (từ Điều 1 đến Điều 14) quy định về Văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp TTCC; Chương II (từ Điều 15 đến Điều 22) quy định về việc TTCC của viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự và người được bổ nhiệm/ủy quyền TTCC; Chương III (từ Điều 23 đến Điều 42) là những quy định chung của Công ước.
Điều 1 CƯTTCC cho phép khi giải quyết vụ án liên quan đến lĩnh vực dân sự hoặc thương mại, cơ quan tư pháp của một nước TVCƯ có thể gửi yêu cầu bằng văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên khác (của Công ước này) tiến hành TTCC hoặc “Thực hiện một số hoạt động tố tụng”. Việc TTCC chỉ được thực hiện theo yêu cầu TTCC bằng văn bản nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây: (1) Văn bản yêu cầu TTCC phải do cơ quan tư pháp/tòa án của một nước TVCƯ ban hành để yêu cầu TTCC hoặc thực hiện một số hoạt động tố tụng trên lãnh thổ nước TVCƯ khác; (2) Yêu cầu đó liên quan đến vụ việc dân sự hoặc thương mại; (3) Yêu cầu đó nhằm có được chứng cứ để giải quyết vụ việc tại Tòa án trong các trường hợp Tòa án đang giải quyết vụ việc; Tòa án đã thụ lý vụ việc và đơn khởi kiện sẽ được nộp tại Tòa án.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Công ước này áp dụng cho việc TTCC và chỉ liên quan trực tiếp đến vấn đề dân sự hoặc thương mại. Tuy nhiên, Công ước không đưa ra định nghĩa hoặc giải thích thế nào là “dân sự hoặc thương mại”. Vì vậy, các nước thành viên có xu hướng giải thích khác nhau khái niệm “dân sự hoặc thương mại”.
Phân biệt giữa công ước Lahay với công ước Môntrean 1971
1 .Nội dung quy định công ước Lahay và Moontrean
Hai công ước Lahay và Môntrêan đã khẳng định nguyên tắc này trong nội dung quy định của mình.
Theo đó, các quốc gia thành viên có quyền và nghĩa vụ áp dụng các biện pháp thích hợp để xác lập thẩm quyền tài phán của mình đối với các cá nhân tội phạm hàng không.
Nếu trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên này nghi phạm đang có mặt và không bị dẫn độ cho quốc gia hữu quan khác để tiến hành xét xử theo thẩm quyền đã được xác định.
2 .Nguyên tắc thẩm quyền phổ cập của 2 công ước
Nguyên tắc thẩm quyền phổ cập ở đây được sử dụng với nội dùng pháp lý không hoàn toàn tương tự như nội dung truyền thống của nguyên tắc này.
Thực tiễn hoạt động hàng không quốc tế đã bắt buộc phải có sự biến đổi thích hợp nội dung nguyên tắc thẩm quyền phổ cập nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả tuyệt đối trong lĩnh vực đảm bảo an ninh hàng không quốc tế.
3 .Sự khác nhau
Công ước Lahay 1970 quy định áp dụng nguyên tắc này đối với tất cả các loại hình lội phạm hàng không thuộc phạm vi điều chỉnh Công ước.
Còn Công ước Môntrêan 1971 chỉ cho phép áp dụng nguyên tắc phổ cập đối với một số hành vi tội phạm cụ thể, như: Hành vi sử dụng vũ lực, hành vi phá hoại hay phá hủy phương tiện bay, hành vi đặt, để các trang thiết bị, vật thể lên phương tiện bay nhằm mục đích phá hoại hoặc phá hủy phương tiện bay.
4 .Xung đột về thẩm quyền
Cả 2 công ước Lahay và Môntrêan đều chấp nhận khả năng phát sinh xung đột về thẩm quyền trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia.
Điều này đã có tác động làm giảm hiệu quả tích cực trong vấn đề đảm bảo an ninh hàng không quốc tế của các quốc gia, cụ thể trong lĩnh vực đấu tranh với các hành vi can thiệp bất hợp pháp trong lưu thông hàng không quốc tế.
Trên đây là các thông tin cần thiết mà bạn cần nắm về công ước Lahay 1971. Hi vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những nội dung thú vị và phù hợp nhất.