Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Google search engine
Hometố tụng hình sựQuy định pháp luật mới nhất về cơ quan tiến hành tố...

Quy định pháp luật mới nhất về cơ quan tiến hành tố tụng

Cơ quan tiến hành tố tụng là những cơ quan được nhà nước trao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong giải quyết vụ án hình sự, thực hiện các chức năng tố tụng trong khởi tố, điều tra cũng như truy tố, xét xử. Bài viết sau đây, Luật hình sự sẽ tư vấn cụ thể về quy định pháp luật mới nhất về cơ quan tiến hành tố tụng.

cơ quan tiến hành tố tụng
Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về cơ quan tiến hành tố tụng

Khái niệm cơ quan tiến hành tố tụng

Cơ quan tiến hành tố tụng là những cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện các chức năng tố tụng trong khởi tố, điều tra cũng như truy tố, xét xử và thi hành án nhằm để giải quyết vụ án khách quan, công bằng, đồng thời bảo đảm và tôn trọng các quyền con người, không bỏ lột tội phạm và không làm oan người vô tội, bảo vệ lợi ích của nhà nước cũng như xã hội, mọi hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa trên cơ sở và phạm vi các quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Do đây là cơ quan được nhà nước trao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong giải quyết vụ án hình sự nên so với người tham gia tố tụng thì có sự không bình đẳng về địa vị pháp lý.

Quy định pháp luật về cơ quan tiến hành tố tụng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì có 03 cơ quan tiến hành tố tụng. Cụ thể đó là:

            “Điều 34 Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

1. Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:

a) Cơ quan điều tra;

b) Viện kiểm sát;

c) Tòa án”.

2. Người tiến hành tố tụng gồm:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên”.

          Các cơ quan tiến hành tố tụng có những chức năng cũng như nhiệm vụ và quyền hạn riêng, nhưng hoạt động trong mối quan hệ mật thiết, thống nhất với nhau và đều có các trách nhiệm là nhằm phát hiện chính xác cũng như nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội và không để lọt tội phạm hay không làm oan người vô tội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội cùng với các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Các thành phần trong cơ quan tiến hành tố tụng

Mỗi cơ quan tiến hành tố tụng được quy định riêng về các thành phần để đảm bảo thực hiện các chức năng,  nhiệm vụ và quyền hạn mà pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho vụ án hình sự được giải quyết một cách khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Theo đó:

cơ quan tiến hành tố tụng
Các thành phần trong cơ quan tiến hành tố tụng

            Căn cứ theo quy định tại Điều 163 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cùng với Điều 4 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 thì hệ thống cơ quan điều tra sẽ gồm có:

          – Cơ quan điều tra thuộc Công an nhân dân;

          – Cơ quan điều tra thuộc Quân đội nhân dân;

          – Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân tối cao.

          Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc tập trung và thống nhất; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới sẽ phải chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên. Đồng thời, Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải chịu sự lãnh đạo và thống nhất của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hệ thống Viện kiểm sát  được quy định cụ thể trong Điều 40 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 bao gồm 4 cấp:

          – Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

          – Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

          – Viện kiểm sát nhân dân tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương (được gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh);

          – Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận hay thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (được gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện);

          – Ngoài ra, còn có Viện kiểm sát quân sự ở các cấp.

          Tòa án là một trong số những cơ quan do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất – Quốc hội lập ra và chịu trách nhiệm trước Quốc hội cũng như phải báo cáo về hoạt động của mình tại tất cả các kỳ họp của Quốc hội. Do vậy các nguyên tắc trong tổ chức bộ máy nhà nước quy định trong Hiến pháp năm 2013 phải được quán triệt ngay trong tổ chức và hoạt động của Tòa án, trong đó nguyên tắc tập trung quyền lực cùng với nguyên tắc độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử là những nguyên tắc quan trọng. Ở nước ta hiện nay thì Tòa án nhân dân tối cao quản lý toàn diện các hoạt động của tòa án địa phương. Theo Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 thì hệ thống tòa an cũng được tổ chức thành các cấp tương ứng như Viện kiểm sát nhân dân.

          Trên đây là những thông tin tư vấn về quy định của pháp luật tố tụng hình sự về cơ quan tiến hành tố tụng mà bạn cần biết. Nếu các bạn có bất cứ những thắc mắc nào thì đừng quên liên hệ ngay cho Luật hình sự để được giải đáp kịp thời nhé./

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments