Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
Google search engine
Hometố tụng hình sựThế nào là̀ cấu thành tội phạm vật chất và những lưu...

Thế nào là̀ cấu thành tội phạm vật chất và những lưu ý

Cấu thành tội phạm là một khái niệm cơ bản nhất được rút ra từ khái niệm tội phạm và những quy định của pháp luật hình sự. Đây chính là cơ sở pháp lý bắt buộc để xác định tội phạm. Có nhiều loại cấu thành phân loại khác nhau theo các tiêu chí phân loại. Bài viết này Luật Hình sự sẽ tập trung phân tích về cấu thành tội phạm vật chất và những lưu ý xung quanh loại cấu thành tội phạm này.

Thế nào là cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm là tập hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của mỗi một tội phạm cụ thể và sẽ được quy định trong Luật Hình sự. Các dấu hiệu đó phải phản ánh được đúng bản chất của mỗi tội phạm cụ thể và từ đó cũng phải có tác dụng phân biệt giữa các tội phạm với nhau. Cấu thành tội phạm sẽ phải có những dấu hiệu bắt buộc, bao gồm các dấu hiệu bắt buộc chung của tất cả mọi cấu thành và những dấu hiệu bắt buộc riêng của từng cấu thành tội phạm cụ thể. Đồng thời, cũng phải có đầy đủ 04 yếu tố cấu thành bao gồm yếu tố khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm.
Có nhiều cách để phân loại cấu thành tội phạm tùy theo những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, khi dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm thì có thể chia cấu thành tội phạm thành 02 loại là cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức. Điểm khác nhau giữa hai loại cấu thành tội phạm này là ở chỗ dấu hiệu hậu quả thiệt hại có được hay là không được mô tả trong cấu thành tội phạm đó.

Khái niệm cấu thành tội phạm vật chất

Cấu thành tội phạm vật chất là loại cấu thành tội phạm mà trong đó, có các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm chính là hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại do chính hành vi đó gây ra. Đồng thời, để xác định được hậu quả thiệt hại do hành vi đó gây ra thì cũng cần phải chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại đó với nhau. Chính vì vậy mà khi phân tích dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm, chúng ta thường sẽ có 03 dấu hiệu là hành vi khách quan, hậu quả thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại đó. Tóm lại, cấu thành tội phạm vật chất cũng có thể được định nghĩa một cách ngắn gọn là loại cấu thành tội phạm mà trong đó, có dấu hiệu hậu quả thiệt hại hay dấu hiệu hậu quả là một dấu hiệu bắt buộc.

Đặc điểm của cấu thành tội phạm vật chất

cấu thành tội phạm vật chất
Thế nào là̀ cấu thành tội phạm vật chất và những lưu ý

Như chúng tôi đã đề cập ở trên thì cấu thành tội phạm vật chất là loại cấu thành tội phạm mà những dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm sẽ bao gồm: hành vi khách quan, hậu quả thiệt hại do hành vi khách quan gây ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan đó và hậu quả, trong đó:

  • – Hành vi khách quan ở đây được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế độ chính trị, chế độ kinh tế, xâm phạm đến nền văn hoá, quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm những quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức; xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân; ngoài ra còn xâm phạm tới những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà đã được quy định cụ thể ở từng điều luật cụ thể nằm trong phần các tội phạm của BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • – Hậu quả do hành vi khách quan nêu trên gây ra là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc cũng có thể là những hậu quả phi vật chất. Theo luật hình sự quy định, căn cứ vào mức độ thiệt hại do hành vi khách quan gây ra thì hậu quả có thể được chia thành bốn mức sau như sau: hậu quả ít nghiêm trọng; hậu quả nghiêm trọng; hậu quả rất nghiêm trọng và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó, hậu quả ít nghiêm trọng là hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra ở mức không quá lớn cho xã hội; hậu quả nghiêm trọng là những thiệt hại lớn cho xã hội như thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản hay cả những thiệt hại phi vật chất khác; hậu quả rất nghiêm trọng là những thiệt hại rất lớn cho xã hội như thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và thiệt hại phi vật chất khác; còn hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là mức thiệt hại cao nhất, đó là những thiệt hại đặc biệt lớn cho xã hội, về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và những thiệt hại phi vật chất khác.

Theo phân tích, do hậu quả là một yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm vật chất nên chỉ những hành vi nào mà gây ra hậu quả nghiêm trọng; hậu quả rất nghiêm trọng và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì mới bị coi là tội phạm. Riêng với hành vi gây ra hậu quả ít nghiêm trọng thì sẽ chỉ bị coi là phạm tội khi nó đi kèm với các dấu hiệu khác theo luật định.

Theo quy định tại các điều luật của BLHS 2015, chúng ta có thể thấy với các tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất thì hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Có những tội điều luật sẽ trực tiếp thuật ngữ gây hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng hoặc là đặc biệt nghiêm trọng ví dụ như tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng; tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; hay tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình;… Bên cạnh đó cũng có nhiều điều luật quy định các tội phạm gây ra hậu nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng dưới dạng thể hiện mức độ của thiệt hại gây ra, cụ thể như thiệt hại về tính mạng, về tỷ lệ % sức khỏe hay về giá trị tài sản mà hành vi phạm tội đã xâm phạm, chẳng hạn như các tội giết người, tội cố ý gây thương tích hay tội trộm cắp tài sản,…

cấu thành tội phạm vật chất
Thế nào là̀ cấu thành tội phạm vật chất và những lưu ý
  • – Theo luật định thì mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả là một dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm có cấu thành vật chất. Cụ thể, sẽ chỉ được coi là giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại đó có quan hệ nhân quả khi đủ các yếu tố sau:
  • Hành vi trái pháp luật đó phải xảy ra trước hậu quả thiệt hại nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian. Đây là căn cứ cơ bản đầu tiên cần thiết để xác nhận, kiểm tra sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả. Trong thực tế, khi tiến hành kiểm tra căn cứ này, nếu trong một vụ án cụ thể mà không thoả mãn căn cứ thì sẽ xác nhận là không có khả năng tồn tại mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại.
  • Hành vi trái pháp luật đó phải chứa đựng những khả năng thực tế là làm phát sinh ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Và đồng thời, hậu quả nguy hiểm cho xã hội đó đã xảy ra phải là sự hiện thực hoá các khả năng thực tế mà làm phát sinh ra hậu quả. Hành vi trực tiếp gây hậu quả và hậu quả là hệ quả trực tiếp của hành vi.
  • Trong mối quan hệ nhân quả này, dù hành vi trái pháp luật là nguyên nhân và giữ vai trò quyết định với sự phát sinh hậu quả nhưng hậu quả xảy ra hay không còn phụ thuộc vào những điều kiện khác như khắc phục, cứu chữa kịp thời,…

Tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất hoàn thành từ thời điểm có thiệt hại xảy ra.

Ví dụ minh họa cấu thành tội phạm vật chất

Ví dụ như Tội trộm cắp tài sản, Tội giết người,… là những tội phạm có cấu thành vật chất.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Thế nào là̀ cấu thành tội phạm vật chất và những lưu ý. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm những tình tiết như hành vi không cấu thành tội phạm để có thêm nhiều kiến thức. Chúc bạn thành công!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments