Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
Google search engine
Hometội xâm phạm chế độ hôn nhânQuy định pháp luật về các tội xâm phạm chế độ hôn...

Quy định pháp luật về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình

Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình là nhóm tội phổ biến nhất hiện nay, chiếm tỷ lệ rất lớn trong số các vụ án mà Toà án thụ lý giải quyết. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về các tội phạm này. Cùng Luật Hình sự làm rõ trong bài viết sau đây nhé!

Thế nào là xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình

Như chúng ta đều biết thì gia đình là tế bào của xã hội nên hôn nhân gia đình được xem là những yếu tố cơ bản cấu thành xã hội và duy trì nòi giống.
Theo Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định thì chế độ hôn nhân gia đình là những quy định pháp luật về hôn nhân gia đình như kết hôn hay ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng với nhau, giữa cha mẹ và con hay giữa các thành viên khác trong gia đình; về cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; về quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài,… Vậy xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình là bất kỳ hành vi nào mà xâm phạm đến các vấn đề chúng tôi nêu trên.
Theo quy định thì các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình gồm 07 tội phạm. Cụ thể các dấu hiệu của nhóm tội này như sau:

  • – Khách thể của tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình là quyền kết hôn hay ly hôn của công dân và tất cả các quy định pháp luật về vấn đề kết hôn, ly hôn, nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về cấp dưỡng, về xác định cha, mẹ, con, con nuôi, giám hộ, hay quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài,…
  • – Mặt khách quan của tội phạm bao gồm hành vi khách quan của 07 tội quy định trong chương XVII BLHS 2015 (hành vi được thể hiện cả ở dạng hành động và không hành động). Một vài tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình sẽ chỉ được thực hiện ở dạng hành vi hành động, ví dụ như Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện; hay tội loạn luân; hay tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng; hoặc tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn; và tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng;… Về hậu quả thì phần lớn các tội phạm ở Chương XVII đều có quy định về dấu hiệu gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc là đã bị xử phạt hành chính (hay xử lý kỷ luật) về hành vi trên mà vẫn còn vi phạm thì là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này.
  • – Chủ thể của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là bất kỳ người nào thực hiện hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và có đủ tuổi, đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
    Đối với nhóm tội này thì không có tội nào thuộc loại tội phạm rất nghiệm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, độ tuổi của chủ thể phạm tội là từ đủ 16 tuổi trở lên.
  • Một số tội thì sẽ giới hạn về chủ thể phạm tội, trong khoa học của luật hình sự thường được gọi là các chủ thể đặc biệt. Chẳng hạn như Tội loạn luân thì người phạm tội bắt buộc phải là người trong cùng dòng máu trực hệ với nạn nhân thì mới là chủ thể của tội phạm.
    – Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi ở đây là lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc là lỗi cố ý gián tiếp tuỳ từng tội phạm khác nhau. Do đó, bất kỳ trường hợp nào do vô ý mà người đó đã xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình thì sẽ không phải là tội phạm.

Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình

Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình
Quy định pháp luật về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình

Như chúng tôi đã đề cập thì các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình được quy định từ Điều 181 – điều 187 thuộc Chương XVII BLHS 2015, cụ thể gồm các tội như sau:

Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Ngay từ tên gọi của tội phạm này thì chúng ta cũng đã có thể hình dung cơ bản về tội danh này rồi. Đó là trường hợp người có hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái sự tự nguyện của họ, hay hành vi cản trở người khác kết hôn hoặc là duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc hành vi cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng những phương pháp khác nhau như ngược đãi, hành hạ, uy hiếp tinh thần,… khi đã có bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trên rồi mà vẫn còn vi phạm. Trường hợp này có thể bị áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ tới 03 năm hoặc là phạt tù từ 03 tháng – 03 năm.

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Tội danh này có thể được hiểu như sau: trường hợp một người đang có vợ hoặc có chồng mà lại đi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc là trường hợp người chưa có vợ/ chồng mà lại đi kết hôn hay chung sống như vợ chồng với người khác mà biết là người đó đang có chồng/ vợ thì bị áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ tới 01 năm hoặc là phạt tù từ 03 tháng -01 năm, nếu như người đó làm cho quan hệ hôn nhân của 01 bên hoặc 02 bên làm ly hôn hoặc nếu như người đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trên rồi mà vẫn vi phạm.

Trường hợp người đó làm cho vợ/chồng hoặc con của bên kia tự sát hoặc là khi Toà án đã ra quyết định huỷ việc kết hôn và buộc chấm dứt việc sống chung như vợ chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó thì bị áp dụng hình phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

Tội tổ chức tảo hôn

Trường hợp người tổ chức việc lấy vợ/ chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trên mà vẫn vi phạm thì bị áp dụng mức phạt tiền từ 10 triệu đồng – 30 triệu đồng hoặc là phạt cải tạo không giam giữ tới 02 năm.

Tội loạn luân

Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình
Quy định pháp luật về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình

Trường hợp người giao cấu với người mà biết là cùng dòng máu trực hệ, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì bị áp dụng hình phạt từ 01 năm – 05 năm tù giam.

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

Trường hợp người đối xử tồi tệ hoặc bạo lực mà xâm phạm đến thân thể ông, bà, cha, mẹ, vợ/chồng, con, cháu hoặc người khác có công nuôi dưỡng mình thì bị áp dụng hình phạt cảnh cáo/ phạt cải tạo không giam giữ tới 03 năm hoặc là phạt tù từ 06 tháng – 03 năm, nếu người đó thường xuyên khiến nạn nhân đau đớn về thể xác, tinh thần; hoặc người đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trên mà vẫn vi phạm.

Bị áp dụng hình phạt tù từ 02 năm – 05 năm nếu nạn nhân là người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người già; người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Là hành vi của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và thực tế có khả năng cấp dưỡng cho người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng mà lại từ chối hay trốn tránh nghĩa vụ, khiến người được cấp dưỡng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc là người đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trên mà vẫn vi phạm thì bị áp dụng mức phạt cảnh cáo/ cải tạo không giam giữ tới 02 năm/ phạt tù từ 03 tháng – 02 năm.

Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

Trường hợp người tổ chức mang thai hộ vì thương mại thì phạt tiền từ 50 triệu đồng – 200 triệu đồng/ cải tạo không giam giữ tới 02 năm/ phạt tù từ 03 tháng – 02 năm.

Nếu người đó phạm tội với 02 người trở lên/ 02 lần trở lên/ khi lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức hoặc thuộc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 01 năm – 05 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung theo quy định.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các tội thuộc nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình. Chúc bạn thành công!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments