Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
Google search engine
Hometội phạmLiệt kê các loại hình phạt theo quy định của pháp luật...

Liệt kê các loại hình phạt theo quy định của pháp luật hiện hành

Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật mà chế tài chúng ta phải chịu các chế tài khác nhau. Trong đó hình phạt là hình thức chế tài nghiêm khắc nhất. Bộ luật Hình sự Việt Nam với hệ thống hình phạt được sắp xếp theo trật tự nhất định. Vậy có các loại hình phạt gì?

Khái niệm hình phạt

Theo Điều 30 BLHS thì hình phạt được hiểu là các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, do Tòa án ra quyết định để áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại có hành vi vi phạm pháp luật nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của chủ thể phạm tội đó. Cùng xem các loại hình phạt được áp dụng thế nào.

Các loại hình phạt

Hình phạt gồm 02 nhóm là Hình phạt chính và Hình phạt bổ sung. Mỗi tội phạm, chủ thể sẽ bị áp dụng 01 hình phạt chính và có thể áp dụng thêm 01 hoặc một số hình phạt bổ sung.

Hình phạt chính

Cảnh cáo

Căn cứ pháp lý: Điều 34 BLHS 2015

  • – Là hình phạt khiển trách công khai và là hình phạt nhẹ nhất trong các hình phạt chính. Người bị kết án chỉ chịu tổn thất về tinh thần. Chế tài này áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ mà chưa đến mức miễn hình phạt;

Phạt tiền

các loại hình phạt
Liệt kê các loại hình phạt theo quy định của pháp luật hiện hành
  • Căn cứ pháp lý: Điều 35 BLHS 2015
  • – Trong các loại hình phạt thì đây là hình phạt kinh tế, buộc người phạm tội phải nộp khoản tiền sung quỹ Nhà nước. Hình phạt tiền áp dụng với tội ít nghiêm trọng theo luật định.

Cải tạo không giam giữ

Căn cứ pháp lý: Điều 36 BLHS 2015

  • – Là hình phạt áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng. Xét thấy không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội thì sẽ giao cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi thường trú để giám sát và giáo dục.

Trục xuất

Căn cứ pháp lý: Điều 37 BLHS 2015

  • – Trong các loại hình phạt thì đây là loại buộc người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Tù có thời hạn

Căn cứ pháp lý: Điều 38 BLHS 2015

  • – Là hình phạt áp dụng nhiều nhất trong các loại hình phạt, cách ly người phạm tội khỏi xã hội trong thời gian nhất định. Tù có thời hạn với mức từ 03 tháng đến 20 năm.

Tù chung thân

Căn cứ pháp lý: Điều 39 BLHS 2015

  • – Là hình phạt tù không thời hạn, áp dụng với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọn và chưa đến mức bị tử hình. Theo nguyên tắc thì họ phải ở trại giam cho đến khi chết, tuy nhiên nếu cải tạo tốt thì họ có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Tử hình

Căn cứ pháp lý: Điều 40 BLHS 2015

  • – Trong các loại hình phạt thì tử hình áp dụng với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng khi xét thấy không còn khả năng giáo dục thành một công dân có ích cho xã hội. Hình phạt này không áp dụng với người chưa thành niên phạm tội, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử.

Hình phạt bổ sung

các loại hình phạt
Liệt kê các loại hình phạt theo quy định của pháp luật hiện hành

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

Căn cứ pháp lý: Điều 36 BLHS 2015

  • – Áp dụng với người phạm tội mà đang giữ chức vụ nhất định trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, không cho họ làm công việc nhất định nếu họ lợi dụng công việc đó để tiếp tục phạm tội trong thời hạn 01 năm đến 05 năm.

Cấm cư trú

Căn cứ pháp lý: Điều 37 BLHS 2015

  • – Buộc người sau khi chấp hành hình phạt tù không được tạm trú và thường trú ở một địa phương trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.

Quản chế

Căn cứ pháp lý: Điều 38 BLHS 2015

– Người bị kết án mà sau khi chấp hành xong hình phạt tù phải cải tạo, làm ăn sinh sống tại một địa phương nhất định dưới kiểm soát của chính quyền và nhân dân địa phương đó trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.

Tước một số quyền công dân

Căn cứ pháp lý: Điều 41 BLHS 2015

– Áp dụng với người bị kết án về tội xâm phạm ANQG hoặc tội khác như quyền ứng cử, bầu cử, quyền làm việc trong cơ quan nhà nước, trong lực lượng vũ trang trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.

Tịch thu tài sản

Căn cứ pháp lý: Điều 45 BLHS 2015

– Hiểu là một trong các loại hình phạt tước một phần hoặc toàn bộ tài sản của người bị kết án để sung quỹ Nhà nước.

Phân biệt hình phạt chính và hình phạt bổ sung

  1. 1. Khái niệm: Các loại hình phạt có:
  2. – Hình phạt chính là hình phạt cơ bản, với mỗi tội phạm, Tòa án chỉ được tuyên một hình phạt chính.
  3. – Hình phạt bổ sung chỉ có thể tuyên kèm theo hình phạt chính. Mỗi loại tội phạm, Tòa án có thể tuyên một hoặc nhiều hình phạt bổ sung.

2. Hình phạt trong các loại hình phạt:
– Hình phạt chính: Đối với cá nhân (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình); Đối với pháp nhân (phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn)
– Hình phạt bổ sung: Đối với cá nhân (cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền nếu không áp dụng là hình phạt chính và trục xuất nếu không áp dụng là hình phạt chính); Đối với pháp nhân (Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; Cấm huy động vốn và Phạt tiền nếu không áp dụng là hình phạt chính)

  1. 3. Mức độ của các loại hình phạt:
    – Hình phạt chính mang tính nghiêm khắc, nặng hơn hình phạt bổ sung.

4. Nguyên tắc áp dụng các loại hình phạt:
Các loại hình phạt áp dụng khi một tội phạm xảy ra theo nguyên tắc sau:

– Hình phạt chính: độc lập, không đồng thời áp dụng với một tội phạm, tuy nhiên có thể áp dụng thêm các biện pháp hình phạt bổ sung.
– Hình phạt bổ sung luôn đi kèm với hình phạt chính.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Hình sự về các loại hình phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments