Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Google search engine
Homebiện pháp tư phápPhân tích các căn cứ quyết đinh hình phạt theo quy định...

Phân tích các căn cứ quyết đinh hình phạt theo quy định pháp luật

Quyết định hình phạt là việc lựa chọn loại hình phạt và mức phạt cụ thể cho tội phạm cụ thể theo quy định của pháp luật Hình sự. Việc quyết định này được đưa ra đúng đắn và phù hợp là yếu tố quan trọng thể hiện pháp luật vừa nghiêm khắc trừng trị người phạm tội, vừa giáo dục, răn đe và vị tha cho những người biết ăn năn, hối cải. Vậy cần dựa trên những căn cứ nào để có thể đưa ra được quyết định hình phạt? Tìm hiểu các căn cứ quyết định hình phạt trong bài viết dưới đây nhé!

Quyết định hình phạt là gì?

Theo quy định của BLHS 2015 thì quyết định hình phạt được hiểu là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể.

Căn cứ quyết định hình phạt theo quy định pháp luật

Phân tích các căn cứ quyết đinh hình phạt theo quy định pháp luật
Phân tích các căn cứ quyết đinh hình phạt theo quy định pháp luật
  • Các căn cứ quyết định hình phạt do luật hình sự quy định chặt chẽ buộc Tòa án phải tuân theo khi đưa ra quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Cụ thể tại Điều 45 BLHS 2015 có quy định về các căn cứ quyết định hình phạt, có thể hiểu là khi Toà án quyết định hình phạt thì cơ quan này phải căn cứ vào quy định của BLHS, cân nhắc các yếu tố như về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân người phạm tội, tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Các quy định của Bộ luật Hình sự

Đây là căn cứ nhằm bảo đảm việc Toà án thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xét xử. Khi quyết định hình phạt, các quy định của BLHS là tiêu chuẩn pháp lý cao nhất mà Tòa án phải tuân theo để đạt được mục đích đúng đắn của hình phạt dành cho tội phạm đó.
Ở đây được hiểu là phải căn cứ vào quy định trong cả Phần chung và Phần các tội phạm cụ thể. Tóm lại, khi quyết định hình phạt, Tòa án cần phải căn cứ vào quy định của BLHS một cách thống nhất và phải cân nhắc kỹ càng, nêu rõ trong bản án những căn cứ về pháp luật liên quan đến việc quyết định hình phạt cụ thể đó.

Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

Đây là một trong các căn cứ quyết định hình phạt khiến Tòa án gặp khó khăn nhất. Bởi vì các quy định của pháp luật không quy định cụ thể cũng như không chỉ rõ các cơ sở để xác định và đánh giá chúng.
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cần xem xét đến hai yếu tố là tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó. Về mức độ khác nhau trong một khung hình phạt, trong cùng một tội phạm, giữa các tội phạm trong một nhóm; giữa các nhóm tội phạm với nhau.
Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được quyết định bởi tầm quan trọng và giá trị của khách thể của tội phạm; tính chất của hành vi như thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội; hậu quả; lỗi như về động cơ, tâm lý, nguyên nhân và điều kiện phạm tội, nhân thân của người phạm tội,…

Nhân thân người phạm tội

các căn cứ quyết đinh hình phạt
Phân tích các căn cứ quyết đinh hình phạt theo quy định pháp luật

Nhân thân người phạm tội là một căn cứ quyết định hình phạt, thể hiện nguyên tắc cá thể hoá hình phạt theo luật hình sự. Khi Toà án quyết định hình phạt, bên cạnh việc căn cứ vào 02 căn cứ đầu tiên thì còn phải xem xét đến đặc điểm về nhân thân người phạm tội để bảo đảm hình phạt đạt được mục đích vừa trừng trị vừa giáo dục, cải tạo người phạm tội.
Cụ thể cần dựa vào những đặc điểm nhân thân người phạm tội liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội đó và liên quan đến việc đạt được mục đích của hình phạt. Bởi những đặc điểm này ở người phạm tội có khả năng làm tăng hoặc giảm mức độ nguy hiểm của tội phạm như phạm tội lần đầu hay có tiền án, tiền sự; tái phạm hay tái phạm nguy hiểm; người chưa thành niên hay đã thành niên phạm tội,…

Ngoài ra, những đặc điểm này phản ánh khả năng cải tạo họ thành người có ích cho xã hội như nghề nghiệp, thái độ hối cải hay ngoan cố,… và phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ như mắc bệnh hiểm nghèo, người già, phụ nữ có thai hay đang nuôi con nhỏ,…

Những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự

Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Phần chung của BLHS tại Điều 51 và Điều 52. Đây là một trong những cơ sở để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Khi căn cứ vào căn cứ này cần lưu ý những nguyên tắc sau:
– Tình tiết được luật định là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt thì không là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 52 và khoản 3 Điều 51 BLHS.
– Phải xác định mức độ ảnh hưởng của từng tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự bởi chúng có giá trị pháp lý khác nhau trong từng tội phạm.
– Những vụ án vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có cả tình tiết giảm nhẹ thì chúng cần đánh giá riêng lẻ và tổng thể, toàn diện trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Trên cơ sở đó, Tòa án xác định và đưa ra quyết định hình phạt là cần tăng nặng, giảm nhẹ, hay xử ở mức trung bình của khung hình phạt của tội phạm đó.

Trên đây là những phân tích của Luật Hình sự về các căn cứ quyết định hình phạt theo quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam. Ngoài ra, bên cạnh việc áp dụng hình phạt như trên thì Toà án cũng có thể dựa vào các căn cứ này và các yếu tố khác theo luật định để áp dụng thêm các biện pháp tư pháp nếu nhận thấy điều đó là cần thiết và phù hợp với quy định.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments