Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Google search engine
Hometội phạmBiểu hiện của người ăn trộm mà bạn cần lưu ý và...

Biểu hiện của người ăn trộm mà bạn cần lưu ý và đề phòng

Hành vi trộm cắp tài sản là hành vi đã và đang bị xã hội đáng lên án và cần phải được xử lý nghiêm minh. Đối với loại tội phạm này, người thực hiện hành vi trộm cắp thường có những biểu hiện nhất định. Do vậy bài viết sau đây, Luật hình sự sẽ tư vấn và làm rõ các biểu hiện của người ăn trộm mà bạn cần lưu ý để đề phòng.

biểu hiện của người ăn trộm
Biểu hiện của người đối tượng trộm cắp

Yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản

Để xác định một người phạm tội trộm cắp tài sản cần phải xác định đủ 04 yếu tố cấu thành cơ bản của tội trộm cắp tài sản như sau:

          Một là, khách thể của tội trộm cắp tài sản: xâm phạm trực tiếp tới quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp, cá nhân.

          Hai là, chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người đã từ đủ 16 tuổi trở lên và thỏa mãn điều kiện đủ năng lực trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội theo khoản 1, 2 Điều 173; người đã từ đủ 14 tuổi trở lên và thỏa mãn điều kiện đủ năng lực trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội theo khoản 3, 4 Điều 173 Bộ luật hình sự.

          Ba là, mặt chủ quan của tội phạm. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản với lỗi cố ý. Theo đó, người phạm tội nhận thức rõ được tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nhưng vẫn thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người khác.

          Bốn là, mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản là những biểu hiện của người ăn trộm thể hiện ra bên ngoài qua hành vi khách quan đó là hành vi lén lút bí mật chuyển dịch bất hợp pháp các tài sản mà đang do người khác quản lý thành các tài sản của mình với ý thức chủ quan là không để người này biết trong lúc thực hiện hành vi. Những biểu hiện của người ăn trộm này chỉ cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi thuộc một trong số những trường hợp sau:

          – Trộm cắp tài sản của người khác mà có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên;

          – Trộm cắp tài sản của người khác mà có giá trị dưới 2 triệu đồng nhưng người này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà còn tiếp tục vi phạm.

          – Trộm cắp tài sản của người khác mà có giá trị ở mức dưới 2 triệu đồng nhưng lại đã bị kết án về tội phạm này hay về một trong số các tội phạm khác quy định tại Điều 168 về tội cướp tài sản, Điều 170, 171 về tội cướp giật tài sản, 172, 174, 175 và Điều 290 của Bộ luật Hình sự chưa được xóa án tích mà vẫn tiếp tục vi phạm.

          – Trộm cắp tài sản của người khác mà có giá trị dưới mức 2 triệu đồng nhưng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh cũng như trật tự, an toàn xã hội.

          – Trộm cắp tài sản của người khác mà có giá trị dưới mức 2 triệu đồng nhưng tài sản bị trộm là phương tiện kiếm sống chính của bị hại cũng như gia đình họ.

          – Trộm cắp tài sản của người khác mà có giá trị dưới mức 2 triệu đồng nhưng tài sản đó là di vật, cổ vật.

Biểu hiện của người ăn trộm

Xuất phát từ bản chất hành vi trộm cắp là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản người khác nên thông thường sẽ có những biểu hiện của người ăn trộm mà mọi người cần chú ý để cảnh giác, phòng tránh. Đặc biệt là sự chú ý quan sát khi gặp những người mà có biểu hiện lạ cũng phần nào báo hiệu đó là biểu hiện của người ăn trộm. Thông thường, các biểu hiện của người ăn trộm sẽ như sau: 

          Một trong số những biểu hiện của người ăn trộm điển hình là họ thường hay quan sát, để ý đến nơi cất giấu cũng như tài sản của người khác. Theo đó, các đối tượng trộm cắp thường theo dõi các gia đình, xem lịch trình và giờ giấc sinh hoạt của chủ tài sản. Đây là một trong số biểu hiện của người ăn trộm hay có trong các vụ trộm.

biểu hiện của người ăn trộm
Người ăn trộm thường hay rình mò

          Tiếp đến, biểu hiện của người ăn trộm mà bạn dễ dàng có thể phát hiện chính là hành vi lấm lét, lén lút. Người thực hiện hành vi trộm thường lãng vãng ở các địa điểm như: bãi trông giữ xe, các hộ gia đình đi làm vắng nhà hay các khu chợ dân sinh…

Ngoài ra, kẻ trộm còn có biểu hiện hỏi chuyện hay giả vờ bấm điện thoại, đi vệ sinh… biểu hiện của người ăn trộm hay có khi gặp người qua đường đi qua, họ sẽ giả vờ đang bấm điện thoại gọi điện hay đi vệ sinh… nhằm để đánh lừa những người đi ngang qua nơi mà hành vi trộm diễn ra.

Quy định pháp luật về tội trộm cắp tài sản

Tội trộm cắp tài sản được pháp luật hình sự quy định cụ thể tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với 05 khoản truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, trong đó mức phạt cao nhất có thể bị áp dụng là 20 năm tù. Cụ thể quy định như sau:

          ” Điều 173 Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.

Các biện pháp ngăn chặn ăn trộm

– Nâng cao ý thức cảnh giác, quản lý và tự bảo vệ tài sản của mình và những người xung quanh, gia đình, cơ quan, tổ chức;

          – Cần thường xuyên phổ biến, tuyên truyền về các phương thức hay thủ đoạn phạm tội trộm cắp của các đối tượng; nâng cao ý thức tố giác, tố cáo, phát hiện hành vi trộm cắp từ người dân.

           – Lực lượng chức năng có thẩm quyền cần thường xuyên kiểm tra, tuần tra những địa bàn thường xảy ra trộm cắp. Theo dõi và kiểm soát các đối tượng từng có tiền án, tiền sự. Phát hiện và xử lý một cách nghiêm minh, kịp thời và đúng pháp luật với các hành vi trộm cắp.

          Trên đây là những thông tin tư vấn về những biểu hiện của người ăn trộm cũng như quy định về xử lý tội trộm cắp tài sản và cách ngăn chặn mà bạn cần biết. Nếu các bạn có bất cứ những thắc mắc nào thì đừng quên liên hệ cho Luật hình sự để được giải đáp kịp thời nhé./

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments