Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
Google search engine
Hometố tụng hình sựPhân tích các biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS...

Phân tích các biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS 2015

Đến với bài viết của luật hình sự, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau phân tích nội dung liên quan đến các biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS 2015. Hãy nắm vững những thông tin quan trọng và hữu ích qua bài viết dưới đây để có thể áp dụng cho quá trình làm việc và nghiên cứu của mỗi chúng ta.

biện pháp ngăn chặn
biện pháp ngăn chặn

Khái niệm biện pháp ngăn chặn

Biện pháp ngăn chặn được hiểu là các biện pháp mang tính chất cưỡng chế về mặt tố tụng áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, để ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ trong xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Biện pháp ngăn chặn được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự gồm: bắt người, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm.

Phân loại các biện pháp ngăn chặn

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 biện pháp ngăn chặn bao gồm: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

– Biện pháp bắt: Biện pháp bắt gồm các trường hợp: bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

– Biện pháp tạm giữ: Biện pháp tạm giữ được áp dụng trong trường hợp: người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

– Biện pháp tạm giam: Các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam bao gồm: bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

– Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú: Biện pháp này chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú có trách nhiệm quản lý, theo dõi họ.

– Biện pháp bảo lĩnh: Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam.

– Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm: Biện pháp này là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam.

Quy định pháp luật đối với các biện pháp ngăn chặn

Theo bộ luật Bộ luật tố tụng hình sự 2015, căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn bao gồm: Ngăn chặn để kịp thời ngăn chặn tội phạm, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội, khi cần để bảo đảm thi hành án

Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn phải do người có thẩm quyền quyết định trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và bảo đảm đúng các thủ tục theo quy định pháp luật do bộ luật Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định. Khi tiến hành tố tụng, cơ quan điều tra, viện kiểm soát và tòa án trong phạm vi trách nhiệm của mình phải thường xuyên tiến hành thực hiện việc kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác. 

ý nghĩa của các biện pháp ngăn chặn

ý nghĩa của biện pháp ngăn chặn
ý nghĩa của biện pháp ngăn chặn

Đây là một trong các biện pháp tư pháp, Khi áp dụng hình thức biện pháp ngăn chặn tạm giữ sẽ giúp kịp thời ngăn chặn và nhanh chóng làm rõ được tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội đó hoàn thành hoặc kết thúc hành vi phạm tội để đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền khác đạt hiệu quả, xử lý đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. 

Biện pháp ngăn chặn tạm giữ thể hiện sự chuyên chính của Nhà nước trong việc điều tra phòng chống tội phạm góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, củng cố tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. 

Việc quy định và áp dụng biện pháp tạm giữ cũng góp phần bảo đảm và tôn trọng quyền công dân được khi nhận trong Hiến pháp, thể hiện tính ưu việt của xã hội chủ nghĩa. Biện pháp tạm giữ thể hiện tính cưỡng chế của Nhà nước đối với người có hành vi xâm hại đến quyền của công dân mà còn là phương tiện hữu hiệu để bảo vệ các quyền đó khi có nguy cơ bị xâm phạm. Biện pháp này còn hạn chế một số quyền của công dân đối với người bị áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân khác bị các hành vi phạm tội xâm phạm.

Bài viết mà chúng tôi mang đến trên đây hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung và vấn đề thắc mắc xoay quanh biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS 2015. Chúc các bạn thành công và hạnh phúc.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments