Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
Google search engine
HomeChưa phân loạiQuy định về quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự

Quy định về quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự

Đối với những trường hợp xét xử về hành vi phạm tội dân sự thì các bị đơn dân sự sẽ có những quyền và nghĩa vụ nhất định nhằm tuân thủ và thực hiện đúng với những gì mà pháp luật quy định. Hôm nay, hãy cùng với luật hình sự tìm hiểu về các quyền và nghĩa vụ này qua bài viết dưới đây.

bị đơn dân sự
bị đơn dân sự

Khái niệm bị đơn dân sự

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình 2015:

Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Hiểu cách khác thì Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu người có hành vi phạm tội gây ra thiệt hại về vật chất cho nguyên đơn dân sự là người chưa thành niên thì bố, mẹ hoặc người đỡ đầu của người chưa thành niên đó là bị đơn dân sự.

Quy định về bị đơn dân sự

Theo khoản 1 Điều luật đang được bình luận, bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Bị đơn dân sự là cá nhân, tức là người có hành vi phạm tội gây ra thiệt hại về vật chất cho nguyên đơn dân sự. Nếu người có hành vi phạm tội gây ra thiệt hại về vật chất cho nguyên đơn dân sự là người chưa thành niên thì bố, mẹ hoặc người đỡ đầu của người chưa thành niên đó là bị đơn dân sự. Như vậy, bị đơn dân sự là cá nhân có thể là bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo là người thành niên và việc phạm tội của họ không liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ do cơ quan, tổ chức giao cho; cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

Cơ quan, tổ chức là bị đơn dân sự khi cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức này có hành vi phạm tội gây thiệt hại về vật chất cho nguyên đơn dân sự.

Khi công nhận cá nhân, cơ quan, tổ chức là nguyên đơn dân sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định được bị đơn dân sự.

Quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự

  1. Quyền

Theo khoản 2 Điều luật đang được bình luận, bị đơn dân sự có các quyền sau:

–  Quyền được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

–  Quyền chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự;

–  Quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

–  Quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

–  Quyền yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

–  Quyền được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án có liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại;

–  Quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hay người tham gia tố tụng, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

–  Quyền tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn; xem biên bản phiên tòa;

–  Quyền tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

–  Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

–  Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;

–  Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm cho bị đơn dân sự thực hiện các quyền của họ.

2. Nghĩa vụ

Bị đơn dân sự có những nghĩa vụ nhất định. Theo khoản 3 điều luật đang được bình luận, bị đơn dân sự có các nghĩa vụ sau:

–  Nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

–  Nghĩa vụ trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;

–  Nghĩa vụ chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án;

Điều luật đang được bình luận có những sửa đổi, bổ sung nhất định. Quyền của bị đơn được bổ sung nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn.

Trên đây là các thông tin mà bạn cần nắm vững về quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình thực hiện và sử dụng các quyền trong những trường hợp cụ thể.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments