Bảo hiểm xã hội đang trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của người lao động nói riêng và công dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ được tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội trong đời sống. Cùng Luật Hình sự giải đáp các thắc mắc liên quan đến quy định về bảo hiểm xã hội qua bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm bảo hiểm xã hội
Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định rõ, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc là sự bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi mà họ bị giảm hay bị mất thu nhập do ốm đau, thai sản hay do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc là chết, dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Vai trò của bảo hiểm xã hội
- Thứ nhất, chính sách giúp ổn định cuộc sống của những người lao động, hỗ trợ họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống như ốm đau hay tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thất nghiệp,… Nhằm giúp người lao động có khoản chi tiêu khi chưa có việc làm hay sớm hồi phục sức khỏe để tiếp tục công việc,…
- Thứ hai, chính sách Bảo hiểm xã hội, trong đó có cả chế độ hưu trí hảo hiểm xã hội là một phần rất quan trọng. Góp phần giúp họ ổn định lại cuộc sống khi các đối tượng này đã hết độ tuổi lao động hoặc là không còn khả năng lao động nữa.
- Thứ ba, chính sách góp phần nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng giữa những người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau. Từ đó cũng giúp thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Thứ tư, khi tham gia bảo hiểm sẽ góp phần phân phối lại nguồn thu nhập quốc dân một cách khách quan, công bằng và hợp lý giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, đồng thời cũng giảm các khoản chi cho ngân sách Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội.
Các loại hình bảo hiểm xã hội
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì bảo hiểm bao gồm có 02 loại sau đây:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Đây là một loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức để cho những người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia vào. Đối với loại bảo hiểm này sẽ có các chế độ như sau: chế độ ốm đau, chế độ thai sản, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Đây là một loại hình bảo hiểm cũng do Nhà nước tổ chức. Tuy nhiên, đối với loại bảo hiểm này thì những người tham gia vào sẽ được lựa chọn khoản mức đóng và phương thức đóng sao cho phù hợp với thu nhập của bản thân mình, đồng thời, Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm để những người tham gia được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Đối với loại bảo hiểm này sẽ có các chế độ như sau: chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
Mức đóng bảo hiểm xã hội
- Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mức đóng được quy định như sau:
- 1. Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/6/2022:
– Đối với người sử dụng lao động: mức đóng bao gồm bảo hiểm hưu trí là 14%, ốm đau – thai sản là 3%, ngoài ra còn có bảo hiểm y tế là 3%. Tổng là 20%.
– Đối với người lao động: mức đóng bao gồm bảo hiểm hưu trí là 8%, ngoài ra, người lao động còn đóng thêm bảo hiểm thất nghiệp 1% và bảo hiểm y tế 1.5%, tổng là 10.5%. Người lao động sẽ không phải đóng khoản bảo hiểm ốm đau – thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.
Tổng cộng mức bảo hiểm phải đóng là 30.5%, trong đó, bảo hiểm xã hội chiếm 25%.
- 2. Từ ngày 01/7/2022 đến ngày 30/9/2022:
- Đối với người sử dụng lao động: mức đóng bao gồm bảo hiểm hưu trí là 14%, ốm đau – thai sản là 3%, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp là 0.5%, ngoài ra còn có bảo hiểm y tế là 3%. Tổng là 20.5%.
- – Đối với người lao động: mức đóng bao gồm bảo hiểm hưu trí là 8%, ngoài ra, người lao động còn đóng thêm bảo hiểm thất nghiệp 1% và bảo hiểm y tế 1.5%, tổng là 10.5%.
- Tổng cộng mức bảo hiểm phải đóng là 31%, trong đó, bảo hiểm xã hội chiếm 25.5%.
- 3. Từ ngày 01/10/2022:
- – Đối với người sử dụng lao động: mức đóng bao gồm bảo hiểm hưu trí là 14%, ốm đau – thai sản là 3%, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp là 0.5%, ngoài ra còn có bảo hiểm thất nghiệp 1% và bảo hiểm y tế là 3%. Tổng là 21.5%.
- – Đối với người lao động: mức đóng bao gồm bảo hiểm hưu trí là 8%, ngoài ra, người lao động còn đóng thêm bảo hiểm thất nghiệp 1% và bảo hiểm y tế 1.5%, tổng là 10.5%.
- Tổng cộng mức bảo hiểm phải đóng là 32%, trong đó, bảo hiểm xã hội chiếm 26.5%.
Quy định về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội
- Trường hợp doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội thì người bị thiệt hại nhiều nhất chính là người lao động, điều này sẽ dẫn đến sự bất ổn và ảnh hưởng tới an sinh xã hội.
- Nhằm hạn chế tình trạng trên của các doanh nghiệp thì tại Điều 216 BLHS 2015 có quy định cụ thể như sau, với những hành vi cố ý trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp sẽ được xem là tội phạm và bị xử lý hình sự. Theo đó, mức phạt cao nhất là phạt tiền từ 500 triệu đồng – 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm – 7 năm với trường hợp trốn đóng bảo hiểm từ 01 tỷ đồng trở lên hoặc trốn đóng bảo hiểm cho từ 200 người trở lên.
Trên đây là những chia sẻ về bảo hiểm xã hội và những quy định liên quan. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm kinh doanh bảo hiểm. Chúc bạn thành công!