Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Google search engine
HomeTội xâm phạm trật tự quản lý kinh tếNhững vấn đề xung quanh bảo hiểm thất nghiệp mà bạn cần...

Những vấn đề xung quanh bảo hiểm thất nghiệp mà bạn cần lưu ý

Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm giúp đảm bảo các quyền lợi cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng khi thất nghiệp. Hãy theo dõi bài viết sau để biết được bạn cần lưu ý gì về những vấn đề xung quanh bảo hiểm thất nghiệp nhé.

bảo hiểm thất nghiệp
Những vấn đề xung quanh bảo hiểm thất nghiệp

Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp

Theo khoản 4 Điều 3 Luật việc làm năm 2013 thì bảo hiểm thất nghiệp được hiểu  là một chế độ nằm trong các chế độ của bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị mất việc làm đồng thời hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì được việc làm, tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Hay nói cách khác bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm giúp đảm bảo các quyền lợi cho người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng khi thất nghiệp.

Ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp

Xuất phát từ chính việc đảm bảo các quyền lợi cơ bản cho người lao động, nên chế độ bảo hiểm thất nghiệp được quy định với những ý nghĩa nhất định như sau: – Vừa là một phương pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề thất nghiệp trong xã hội vừa là chính sách giúp đảm bảo ổn định xã hội một cách tốt nhất.

               – Có chức năng hỗ trợ, bù đắp những tổn thất về mặt tài chính cho người lao động và giúp họ duy trì được cuộc sống ổn định cũng như có khả năng, cơ hội để quay lại thị trường làm việc.

               – Góp phần khuyến khích người lao động chăm chỉ, tích cực làm việc và tìm kiểm việc làm. Đồng thời, giúp giảm bớt gánh nặng ngân sách của Nhà nước khi tình trạng thất nghiệp xảy ra.

Như vậy, có thể thấy rằng bảo hiểm này đóng vai trò rất quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đóng vai trò là giải pháp tối ưu đối với Nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề xã hội. Hơn nữa, khi người lao động bị mất việc, chủ doanh nghiệp không còn phải mất phí trợ cấp mất việc làm cho người lao động nữa, từ đó giúp họ sử dụng nguồn lao động được thoải mái hơn, tạo động lực phát triển sản xuất. Cùng với việc được hưởng chế độ này khi mất việc làm, người lao động còn được hưởng bảo hiểm y tế.

Điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm thì trước hết người lao động phải tham gia bảo hiểm này khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo khoản 1 Điều 43 Luật việc làm năm 2013.

bảo hiểm thất nghiệp
Điều kiện

            Ngoài ra, quan trọng hơn nữa đó là người lao động khi đã đóng bảo hiểm thất nghiệp thì còn phải thỏa mãn những điều kiện sau mới được hưởng bảo hiểm. Cụ thể gồm 4 điều kiện theo Điều 49 Luật việc làm năm 2013 như sau:

            – Một là, người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Người lao động đã được hưởng lương hưu, được hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

            – Hai là, người lao động:

  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thuộc các trường hợp được quy định theo điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm năm 2013;
  • Đã đóng từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định theo điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm 2013;

            – Ba là, đã nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm với thời gian đúng theo quy định theo khoản 1 Điều 46 của Luật việc làm 2013;

            – Bốn là, người lao động phải thuộc trường hợp chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hay nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn học từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam hay chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Đã chết”.

Thủ tục để nhận bảo hiểm thất nghiệp

Khi đã thỏa mãn đủ các điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo luật định, người lao động phải thực hiện các thủ tục để nhận bảo hiểm như sau:

            Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Cơ quan quản lý việc làm thành lập;

Lưu ý: Người lao động phải nộp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

            Bước 2: trong thời hạn 20 ngày, kể từ tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động;

            Đối với trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.

            Bước 3: Người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp từ cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả kể từ khi nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Quy định pháp luật về tội gian lận bảo hiểm thất nghiệp

Mặc dù bảo hiểm thất nghiệp giúp ích rất nhiều cho người lao động, tuy nhiên thực tiễn vẫn xảy ra tình trạng vi phạm về chế độ hưởng bảo hiểm. Theo đó, tại Điều 214 Bộ luật Hình sư năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định rõ về tội gian lận bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể:

bảo hiểm thất nghiệp
tội gian lận

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;

b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

            Trên đây là những thông tin vấn cần biết về những vấn đề xung quanh bảo hiểm thất nghiệp mà bạn cần lưu ý. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp thì đừng quên liên hệ Luật hình sự để có được những câu trả lời kịp thời nhất nhé.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments